Shopify là gì? Cách tạo website bán hàng miễn phí với Shopify

Shopify là gì?

Shopify là nền tảng thương mại điện tử cho phép bạn tạo website bán hàng online dựa trên mô hình Cloud SaaS. Tại đây, bạn có thể tạo cho mình một website bán hàng online với tất cả những tính năng như đăng sản phẩm, giỏ hàng, thanh toán, quản lý hàng hóa hay kết nối mạng xã hội…Các điểm mạnh và điểm yếu của Shopify là gì? Cùng Mắt Bão tìm hiểu nhé!

 

Shopify là gì?
Shopify là một khái niệm quen thuộc với những ai kinh doanh trên nền tảng trực tuyến

Điều đặc biệt là Shopify giúp bạn làm tất cả những công việc đó một cách nhanh chóng. Dù bạn là một người không hề có một chút kiến thức nào về website hay lập trình. Tất cả những gì bạn cần chỉ đơn giản là một chiếc máy vi tính được kết nối internet.

Ưu điểm và nhược điểm của Shopify

Shopify có tương đối nhiều những ưu điểm. Song, nó cũng tồn tại một số nhược điểm nhất định. Hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu chi tiết về những ưu nhược điểm này:

Ưu điểm của Shopify là gì?

  • Giao diện trực quan, dễ sử dụng
  • Các mẫu trang web chuyên nghiệp
  • Tối ưu cho các hoạt động marketing
  • Hệ thống email trả lời tự động
  • Đội ngũ hỗ trợ chuyên nghiệp

Nhược điểm của Shopify là gì?

  • Chức năng còn hạn chế cho doanh nghiệp lớn
  • Chi phí giao dịch tương đối cao
  • Chưa hỗ trợ thẻ nội địa Việt Nam
  • Khó khăn khi muốn thay đổi nền tảng

Chi phí để sử dụng Shopify là bao nhiêu?

Shopify là gì? Nó cung cấp 3 mức giá cho từng nhu cầu sử dụng
Shopify cung cấp 3 mức giá cho từng nhu cầu sử dụng

Hiện nay, Shopify hỗ trợ 3 gói dịch vụ với 3 mức giá lần lượt là 29$/tháng, 79$/tháng và 299$/tháng ứng với đó là gói cơ bản (Basic Shopify), gói Shopify và gói nâng cao (Advanced Shopify).

Website nào nên sử dụng Shopify?

Bạn có thể bán bất kì mặt hàng nào trên nền tảng Shopify
Bạn có thể bán bất kì mặt hàng nào trên nền tảng Shopify

Nếu bạn chưa biết phải bán sản phẩm gì thì hãy an tâm lựa chọn một sản phẩm mà bạn yêu thích. Bởi vì, Shopify là nền tảng cực kì đa năng giúp bạn tạo ra vô số các kiểu website phục vụ cho mọi ngành hàng khác nhau.

  • Thời trang và phụ kiện
  • Mỹ phẩm và trang sức
  • Đồ gia dụng
  • Đồ điện tử
  • Thức ăn và nước uống…

Bán hàng trên Shopify còn đa dạng hơn với các sản phẩm dịch vụ như bán khóa học online, bán dịch vụ đặt phòng, thẻ thành viên…

Cách tăng doanh số nhanh chóng với Shopify?

Shopify là gì? Nó mang đến nền tảng thúc đẩy sự thành công từ thương mại điện tử
Shopify mang đến nền tảng thúc đẩy sự thành công từ thương mại điện tử

Các yếu tố cần để tăng doanh số website bán hàng tạo bởi Shopify là gì? Gồm các khoản sau:

  • Chọn sản phẩm: lựa chọn mặt hàng mà bạn sẽ bán sao cho phù hợp với khả năng. Bạn phải am hiểu về sản phẩm của mình thì mới có thể tư vấn cho khách hàng.
  • Gây dựng uy tín: dù bạn kinh doanh mặt hàng nào thì tạo dựng lòng tin với khách hàng là điều không thể thiếu. Hãy chú ý vào giao diện trang web đã gây được ấn tượng chưa, có thực sự đáng tin cậy, có dễ sử dụng.
  • Chọn phương thức thanh toán: Sử dụng PayPal Pro Checkout với tài khoản Business để thanh toán bằng các loại thẻ Visa hoặc Credit Card. Hiện nay việc đăng ký các loại thẻ này khá đơn giản.
  • Quảng bá thương hiệu: Tối ưu SEO bằng các thẻ meta, keyword, sử dụng trang dành riêng cho thiết bị di động. Tận dung email khách hàng để gửi các thông tin khuyến mãi, event, kết nối mạng xã hội để mở rộng tệp khách hàng.

Còn rất nhiều yếu tố nữa để có thể giúp bạn thành công với Shopify nhưng đây là những điểm mấu chốt bạn cần biết. Các thông tin này hiện đã không còn quá xa lạ, bạn có thể tìm trên mạng để bổ sung kiến thức và áp dụng cho website của mình.

Hướng dẫn sử dụng Shopify

Dưới đây, Mắt Bão sẽ hướng dẫn các bạn những thao tác sử dụng cơ bản dành cho Shopify:

  • Tạo tài khoản Shopify
  • Đăng ký tên miền
  • Đưa shop vào hoạt động với tên miền
  • Thông tin shop
  • Cài đặt giao diện, logo, slideshow
  • Cài đặt ngôn ngữ
  • Cài đặt điều hướng và thanh menu
  • Bắt đầu đăng sản phẩm
  • Thanh toán, giao hàng
  • Các cài đặt cơ bản khác

Hãy cùng tham khảo thông tin chi tiết.

Tạo tài khoản Shopify

Shopify là gì? Giao diện Shopify
Giao diện Shopify
  • Trước tiên bạn cần truy cập vào Shopify.
  • Chọn dùng thử miễn phí 14 ngày.
  • Ngay tại trang chủ click vào nút “Start free trial
  • Sau đó nhập thông tin email, mật khẩu và tên cửa hàng. Click “Create your store”.
  • Điền thông tin, chọn dòng bất kỳ và tích vào các ô vuông để nhận sự trợ giúp từ Shopify. Bỏ chọn ô vuông cuối nếu bạn không phải là người thiết kế hay lập trình.
  • Bổ sung thông tin cá nhân và click “Enter my Store”. Như vậy là bạn đã có một cửa hàng của riêng mình rồi đấy.
Shopify là gì? Giao diện trang quản trị website tại Shopify
Giao diện trang quản trị website tại Shopify

Đăng ký tên miền

Tiếp theo, bạn cần tên miền như một địa chỉ đến khách hàng tìm đến khi có nhu cầu mua hàng. Tại trang quản trị bạn chọn “Online Store” chọn “Domains” rồi đến “Buy New Domain”.

Điền tên miền và chọn đuôi mở rộng, giá tên miền tại Shopify hiện nay từ $11 tùy loại. Nhấn “Check Availability” để kiểm tra xem tên miền đã có người đăng ký chưa. Nếu nhận được thông báo như bên dưới tức là bạn có thể đăng ký tên miền này, điền thông tin thẻ tín dụng của bạn vào để thanh toán.

Nhấn “Buy Domain”  sau đó vào email của bạn để xác thực thông tin. Cuối cùng, tại “Online Store” chọn “Domains”. Sau đó tại mục Set your primary domain: Chọn tên miền chính của bạn, tích chọn vào ô “Redirect all traffic to this domain” và nhấn ” Save”.

>>> Có thể bản quan tâm: Email theo tên miền

Đưa shop vào hoạt động với tên miền

Trong trường hợp bạn mua tên miền từ nhà cung cấp khác hoặc đã sở hữu tên miền. Tại Online Store chọn “Domains” và “Connect existing domain” để thêm tên miền của bạn vào.

Sau đó, bạn cần cập nhật lại DNS của tên miền để kết nối với Shopify. Chọn “View instruction” để xem hướng dẫn.
Sau đó, bạn cần cập nhật lại DNS của tên miền để kết nối với Shopify. Chọn “View instruction” để xem hướng dẫn.

Thông tin shop

Trước khi bắt đầu bạn nên kiểm tra lại các thông tin cửa hàng đã chính xác chưa. Chọn mục “Setting” và “General” để chỉnh sửa lại các thông tin của cửa hàng và lưu lại.

Cài đặt giao diện, logo, slideshow

Tại mục Online Store bạn chọn “Themes” kéo xuống chọn “Explore free themes”. Shopify hỗ trợ xem trước nên bạn cứ click vào xem thử, chọn theme nào thì click “Add to theme library” để tải về.

Shopify là gì? Shopify hỗ trợ thư viện chủ đề giao diện đa dạng
Shopify hỗ trợ thư viện chủ đề giao diện đa dạng

Các theme được thêm vào sẽ nằm ngay vị trí như ảnh, bạn có thể chọn “Customize” để chỉnh sửa. “Action” để chọn hành động, click “Action” chọn “Publish” để sử dụng theme đã tải về.

Giao diện Customize khá dễ sử dụng khi bạn chỉ cần click vào cột bên trái để thêm hay chỉnh sửa đối tượng. Theme setting với các tùy chọn màu sắc, font chữ, logo…

Cài đặt xong cùng Tab Themes bạn chọn “View your store” để xem trang web của mình nhé.

Cài đặt ngôn ngữ

Shopify sử dụng ngôn ngữ mặc định là tiếng Anh cho các website của mình. Tuy nhiên, bạn có thể dễ dàng cài đặt tiếng Việt cho Shopify bằng cách chọn “Action” và “Edit language”, chỉnh sửa tất cả theo ý bạn và lưu lại.

Cài đặt điều hướng và thanh menu

Tại Tab Online Store bạn chọn “Navigation” để cài đặt điều hướng và thanh menu. Chọn “URL Redirects” để điều hướng “Create URL Redirects” thêm link muốn điều hướng và lưu lại “Save Redirect”.

Chọn “Add menu” để tạo thanh menu, thêm tên của Menu tại mục Title, thêm các nút bằng cách chọn “Add menu item”, chèn link và điền tên nút.

Bắt đầu đăng sản phẩm

Để thêm sản phẩm cần bán vào cửa hàng bạn chọn Tab Products. Nhấn “Import” để sử dụng file CSV, bạn có thể tải mẫu file về và làm theo click “a sample CSV template”.

Hoặc bạn chọn “Add Product” để thêm vào từng sản phẩm, điền thông tin, hình ảnh, thêm giá cho sản phẩm, lưu lại và xem thành quả.

Thanh toán, giao hàng

Shopify là gì? Các tùy chọn thanh toán giao hàng trên Shopify
Các tùy chọn thanh toán giao hàng trên Shopify

Cũng tại Setting bạn chọn Payment Providers để cài đặt chức năng thanh toán. Khuyến khích bạn sử dụng Paypal để thuận tiện cho khách hàng. Chọn “Active Paypal Express Checkout” và nhập email Paypal của bạn.

Tại Setting bạn chọn Shipping để cấu hình chức năng và giá thành cho việc vận chuyển. Bạn có thể thêm chi phí ship cho từng khu vực tại “Manage rates” hay kích thước sản phẩm vận chuyển,…

Các cài đặt cơ bản khác

Ngoài ra, tại mục Setting bạn còn có thể thực hiện các cài đặt khác. Chọn kênh bán hàng, phương thức thanh toán, vận chuyển…

Cuối cùng đừng quên tối ưu khâu quảng bá website tại Online Store Preferences với các thông tin tiêu đề, mô tả. Kéo xuống phía dưới và bỏ chọn ô “Enable password” để khách hàng có thể vào web mà không cần mật khẩu.

Dropshipping là gì?

Shopify là gì? Quy trình làm việc của Dropshipping là gì?
Quy trình làm việc của Dropshipping

Dropshipping là sự kết hợp giữa Drop và Shipping để nói về việc bán hàng nhưng lại bỏ qua (drop) khâu vận chuyển (shipping). Ví dụ: Chọn sản phẩm tại website A có giá 5$ và đăng bán trên website B với giá 15$. Khi có người đặt hàng tôi sẽ đặt mua sản phẩm tại website A. Sau đó yêu cầu họ đến người mua.

Như vậy, với việc bán sản phẩm với giá cao hơn lợi nhuận tôi nhận được là 15$ – 5$ = 10$. Đồng thời, như cách định nghĩa ở trên, tôi hoàn toàn bỏ qua khâu vận chuyển mà để web A làm việc này.

Hướng dẫn Dropshipping với Shopify

Shopify là gì? Dropshipping và Shopify có sự liên kết
Dropshipping và Shopify có sự liên kết

Qua ví dụ trên hẳn là bạn đã hiểu được định nghĩa của Dropshipping, bạn có thấy sự liên kết nào giữa Dropshipping và Shopify? Ở ví dụ trên, chúng ta lấy sản phẩm trên website A và đăng bán trên website B.

Trong thực tế, bạn có thể lấy sản phẩm ở bất kỳ website nào nhưng vấn đề nằm ở website nơi bạn đăng bán. Vì không phải trang web nào cũng cho phép bạn đăng bán sản phẩm, việc bán hàng trên các trang web đôi khi không đủ độ uy tín với khách hàng, bạn sẽ không được hỗ trợ từ các công cụ trên website…

Đó là lúc mà bạn cần kết hợp giữa DropshippingShopify.

Cách làm Dropshipping với Shopify

Có thể tóm gọn cách làm Dropshipping với Shopify trong 3 bước chính:

  • Chọn sản phẩm: đừng quá tham lam mà hãy lựa chọn các sản phẩm trong cùng ngành hàng hoặc có liên quan với nhau. Quan trọng nhất phải am hiểu về sản phẩm mình bán. Từ đó mới biết được khách hàng của bạn cần gì?
  • Xây dựng website trên Shopify: các bước tạo một website đã được hướng dẫn. Bạn chỉ cần áp dụng và tạo ra một trong web phù hợp với sản phẩm mà bạn đã chọn. Đối với giao diện bạn có thể chia trang web làm 2 trang chính:
    • Trang chủ sẽ hiển thị sản phẩm.
    • Trang tư vấn với các nội dung chia sẻ, tư vấn cho khách hàng về sản phẩm.
  • Quảng bá thương hiệu: sau khi đã có một trang web với các sản phẩm được đăng lên hoàn chỉnh, các bài viết tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm… Hãy chia sẻ những bài viết và sản phẩm này thông qua mạng xã hội, các hội, nhóm, diễn đàn nơi có các khách hàng tiềm năng của bạn.

Duy trì thói quen cập nhật các thông tin mới nhất về sản phẩm tại trang tư vấn, mở rộng ngành hàng, tìm các nguồn hàng chất lượng, giá thành tốt để làm giàu nội dung cho website. Tìm hiểu các kiến thức SEO, marketing, tận dụng email khách hàng để quảng bá trang web của bạn.

So sánh Shopify và WooCommerce

Về cơ bản, Shopify và WooCommerce đều là những nền tảng thương mại điện tử. Nó có một số điểm tương đồng, tuy nhiên những điểm khác biệt cũng tương đối nhiều. Hãy cùng Mắt Bão tìm hiểu chi tiết về những sự khác biệt liên quan đến:

  • Tính dễ sử dụng
  • Phương thức thanh toán
  • Tích hợp các tính năng bổ sung
  • Điểm khác biệt khi mở rộng WooCommerce so với Shopify
  • Đội ngũ hỗ trợ
  • Sự khác biệt trong Dropshipping WooCommerce với Shopify
  • Nên sử dụng nền tảng nào?
WooCommerce và Shopify đều có nhiều ưu điểm
WooCommerce và Shopify đều có nhiều ưu điểm

WooCommerce là gì?

WooCommerce là một plugin mã nguồn mở trên WordPress hỗ trợ thiết kế website thương mại điện tử hay web bán hàng. Tác vụ của nó là biến website trở thành một trang thương mại điện tử nhanh chóng, hiệu quả.

WooCommerce có toàn bộ các chức năng mà một web bán hàng cần có như: giỏ đơn hàng, số lượng hàng hóa, thanh toán, khuyến mãi, đăng ký khách hàng,… Bạn có thể tìm hiểu thêm trong bài viết “WooCommerce là gì?

Sự khác biệt về giá giữa WooCommerce và Shopify là gì? 

Shopify có 3 gói dịch vụ với giá rẻ nhất là 29$ thì WooCommerce lại hoàn toàn miễn phí.

Để sử dụng Woocommerce bạn sẽ cần một trang web trên nền tảng WordPress. Website đó sẽ bao gồm domainhosting WordPress. Chi phí cho domainthuê hosting nhìn chung vẫn rẻ hơn con số 29$/tháng.

Tính dễ sử dụng

Nếu bạn là người có không có nhiều kiến thức về lập trình, tên miền và hosting Shopify sẽ là một lựa chọn hoàn hảo. Với gói Basic 29$/tháng tên miền, hosting và mọi thứ đã được kích hoạt.

Woocommerce tuy có mức giá rẻ hơn nhưng bạn cần phải có chút ít kiến thức để cấu hình website theo ý muốn.

Phương thức thanh toán

Shopify có phương thức riêng là Shopify Payment thông qua Stripe. Tuy nhiên, bạn sẽ bị tính phí 2% cho mỗi đơn hàng thanh công, ngoài ra, Shopify Payments sẽ có một khoản phí cố định cho thẻ tín dụng hàng tháng. Credit card rate sẽ từ 2.9% + 30 cent cho gói Basic, và gói càng cao % càng thấp.

Woocommerce hỗ trợ tất cả các cổng thanh toán, các công ty hoàn toàn có thể tạo plugin để tương thích với WooCommerce. Bạn sẽ không bị tính phí trên mỗi giao dịch mà chỉ mất phí qua cổng thanh toán hoặc ngân hàng. Nó còn cho phép tích hợp các phương thức thanh toán khác lên website.

Tích hợp các tính năng bổ sung

Cả ShopifyWoocommerce đều hỗ trợ tích hợp các tính năng bổ sung rất đa dạng. Shopify có sẵn API và App Store với nhiều ứng dụng bao gồm cả có phí và miễn phí. Woocommerce cũng không thua kém với hàng nghìn plugin miễn phí và trả phí để bổ sung, thậm chí bạn có thể tự lập trình tính năng cho riêng website của bạn.

Điểm khác biệt khi mở rộng WooCommerce so với Shopify là gì?

Shopify phụ thuộc nhiều vào các gói dịch vụ, để mở rộng và phát triển bạn phải mua gói cao hơn. Tương đối phụ thuộc vào các gói cung cấp của Shopify.

Woocommerce lại không hề bị ràng buộc, khả năng mở rộng và phát triển của nó có thể xem là vô tận.

Đội ngũ hỗ trợ

Shopify có đội ngũ hỗ trợ 24/7
Shopify có đội ngũ hỗ trợ 24/7

Shopify là hosted platform, bạn có thể yêu cầu hỗ trợ 24/7 qua nhiều hình thức như Live chat, phone, email,…. Các tài liệu hướng dẫn bằng video khá chi tiết.

Woocommerce hiện khá phổ biến và bạn có thể tìm các tài liệu, hướng dẫn từ nhiều nguồn trên internet. Tuy nhiên, do lượng thông tin quá lớn nên tương đối khó kiểm soát.

Sự khác biệt trong Dropshipping WooCommerce với Shopify là gì?

Shopify được tích hợp sẵn các app cho các trang Dropshipping nổi tiếng như AliExpress, Oberlo, Printify,… Tuy nhiên, chúng sẽ có một khoản phí nhất định. Shopify cũng thu phí khi các giao dịch của bạn thành công.

Woocommerce được rất nhiều trang web lớn lựa chọn nhờ khả năng phát triển mạnh mẽ. Ngoài ra, sử dụng Woocommerce hoàn toàn không mất phí cho các giao dịch.

Nên sử dụng nền tảng nào?

Shopify là nền tảng hỗ trợ rất nhiều về mặt kỹ thuật cho người dùng. Vì thế nền tảng này sẽ phù hợp cho các bạn không am hiểu về mặt kỹ thuật.  Ngược lại, WooCommerce là một nền tảng cho thấy tiềm năng phát triển lớn mạnh. WooCommerce phù hợp với các doanh nghiệp tầm cỡ.

Hy vọng, bài viết trên đã mang đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan về “Shopify là gì?”. Ngoài ra còn có tính năng, công dụng lẫn những lợi thế của nền tảng Shopify. Đồng thời, những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình tối ưu hóa hoạt động kinh doanh dựa trên thương mại điện tử hiệu quả nhất.

Leave a Reply

Contact Me on Zalo